Hầu hết các đại biểu đều cho rằng đội ngũ trí thức đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển đất nước. Tuy nhiên, nhiều cản trở liên quan đến việc phát triển đội ngũ trí thức cũng được đặt ra.
PGS.TS Nguyễn Huy Hoàng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng, trình độ tri thức của nước ta còn tụt hậu so với mặt bằng chung của khu vực và thế giới, ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo, thực hành, ứng dụng, giao tiếp bằng ngoại ngữ.
“Hiện nay cũng phải thừa nhận rằng có một bộ phận trí thức, kể cả những người có tuổi cao, còn thiếu tự tin, e ngại, sợ quy kết về quan điểm, né tránh những vấn đề có liên quan đến chính trị. Một số giảm đạo đức nghề nghiệp và thiếu ý thức trách nhiệm cũng như thiếu tự trọng trong nghiên cứu khoa học, thể hiện vai trò tri thức của mình; có biểu hiện chạy theo bằng cấp, thiếu trung thực, thiếu tinh thần hợp tác.
Những vấn đề này dẫn đến tình trạng một số trí thức không thường xuyên học hỏi, tìm tòi, trau dồi kiến thức cũng như thực hiện hoài bão đóng góp cho xã hội, đất nước. Đây là một trong những rào cản cho việc phát triển đội ngũ trí thức hiện nay”, ông Hoàng nói.
PGS.TS Nguyễn Huy Hoàng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ảnh: Thanh Hùng |
Một khó khăn khác tương đối lớn theo ông Hoàng là nước ta chưa đủ chủ trương chính sách nhằm thúc đẩy phát triển đội ngũ trí thức một cách hợp lý và hiệu quả, thiếu chính sách chủ động và đủ mạnh để thu hút tri thức người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giải quyết các vấn đề của đất nước và tạo điều kiện để trí thức trong nước giao lưu, hợp tác, làm việc với các trung tâm khoa học, văn hóa trên thế giới.
Ảnh: Thanh Hùng |
Ngoài ra, cơ chế chính sách tài chính hiện hành trong hoạt động khoa học và công nghệ, văn hóa và nghệ thuật còn nhiều bất cập, dẫn đến một số trường hợp trí thức phải tìm cách đối phó. “Không phải đối phó trong nghiên cứu mà trong việc vận dụng các chính sách, quy định về tài chính để làm sao cho phù hợp trong việc giải ngân, thanh toán các đề mục của công tác thực hiện đề tài. Do đó đã làm giảm chất lượng công trình sáng tạo, lãng phí thời gian, công sức, tiền của, ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của trí thức”, ông Hoàng nói.
Vì những điều này, theo ông Hoàng dẫn đến việc chúng ta đang đối mặt với tình trạng chảy máu chất xám, đội ngũ trí thức ưu tú được đào tạo ở nước ngoài thì không về và một số trí thức trong nước cũng tìm kiếm cơ hội ra làm việc ở nước ngoài.
PGS.TSKH Võ Đại Lược, Trung tâm Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương cho rằng, nếu so với yêu cầu phát triển đất nước trong thời đại cách mạng 4.0 thì sự phát triển của tầng lớp tinh hoa trong đội ngũ tri thức còn hạn chế. Những tinh hoa hàng đầu trong các lĩnh vực thiếu về số lượng, yếu về chất lượng.
“Trong khi, trong đội ngũ tri thức và tầng lớp tinh hoa, thì nhóm người làm trong các cơ quan nhà nước có vai trò quyết định, bởi các cơ chế, chính sách vận hành đất nước, tạo điều kiện cho cả đội ngũ tri thức và tầng lớp tinh hoa hoạt động có hiệu quả là do nhóm này xây dựng và điều hành”, ông Lược nói.
Cùng đó, những hiện tượng tiêu cực như chạy chức, chạy danh hiệu,... còn khá phổ biến đã làm cho việc tuyển chọn nhân tài vào các cơ quan bị nhiễu loạn.
Ảnh: Thanh Hùng |
Theo ông Lược, chế độ đãi ngộ cho giới tinh hoa còn bất cập khi lương của khu vực công thấp hơn rất nhiều so với khu vực tư.
Song, theo ông Lược, hiện nay chúng ta gần như chưa có một chính sách trọng dụng nhân tài phù hợp với thời đại hiện nay.
“Hiện nay, lao động trí tuệ cao “lượng lưu thông” tự do nhất trên thế giới. Do đó, chúng ta cần phải có chính sách phù hợp, phải cạnh tranh được với các quốc gia và không chỉ thu hút người tài của Việt Nam mà còn phải thu hút được người tài của thế giới về thì mới phát triển được. Tuy nhiên, cơ chế chính sách của chúng ta hiện còn nhiều bất cập”, ông Lược nói.
Dành kinh phí lớn đào tạo nhưng không thể giữ chân được trí thức
PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Ban Tuyên giáo Trung ương cho hay, sau hơn 10 năm triển khai Nghị quyết 27 về xây dựng đội ngũ trí thức, đến nay còn rất nhiều điểm nghẽn cần được tháo gỡ.
PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Ban Tuyên giáo Trung ương. Ảnh: Thanh Hùng |
Theo ông Linh, các bộ, ngành, nhất là các địa phương đều đã có chính sách thu hút đối với tri thức. Tuy nhiên trong thực tế, hiệu quả của các chính sách này không cao và vẫn mang tính hình thức. “Hình thức tuyển dụng trí thức cũng rất khác nhau, không thống nhất. Có nơi tổ chức xét tuyển, có nơi tổ chức thi. Quy định về tiêu chuẩn chưa phù hợp.
Đặc biệt, tình trạng khá phổ biến là việc bố trí những trí thức giỏi chuyên môn vào các vị trí lãnh đạo quản lý. Đây là một sự lãng phí trong sử dụng tri thức, khiến cho trí thức không phát huy được sở trường của mình, khó tập trung thời gian và trí tuệ trong công tác sáng tạo khoa học”, ông Linh nói.
Ngoài ra, môi trường làm việc ở một số nơi chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho trí thức chuyên tâm cống hiến phát triển. Do đó tình trạng chảy máu chất xám từ khu vực công sang tư, hay ra nước ngoài xảy ra khá phổ biến.
“Trong thực tế, nhiều cơ quan nhà nước đã dành một lượng lớn kinh phí để đào tạo được một trí thức, nhưng không thể giữ chân được trí thức do không bố trí được công việc phù hợp và chế độ đãi ngộ không thỏa đáng. Điều này gây lãng phí lớn về tài lực cũng như nhân lực”, ông Linh nói.
PGS.TS Bùi Nhật Quang, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho hay, các hạn chế khiến cho những đóng góp của đội ngũ trí thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng.
“Chúng ta đang rất cần các nhà trí thức lớn, các chuyên gia đầu ngành có thể đảm đương được các công trình, dự án có giá trị để đời”, ông Quang nói.
Thanh Hùng
Nữ sinh giành vòng nguyệt quế Olympia 2020 - Nguyễn Thị Thu Hằng (Trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình) cho hay chưa định hình được việc có trở về Việt Nam sau khi du học hay không, nhưng "ở đâu thì vẫn có thể cống hiến cho quê hương...".
" alt=""/>'Kinh phí đào tạo lớn nhưng không thể giữ chân được trí thức'![]() |
Phù Đổng FC tự tin giành vé trở lại hạng Nhất |
Đặt mục tiêu trở lại hạng Nhất vào mùa 2021, HLV Nguyễn Trung Kiên và ê-kíp trợ lý Bùi Quang Huy, Nguyễn Anh Tuấn đã gom quân Phù Đổng FC rèn giũa từ tháng 12/2019. Sau khi bị ngắt quãng vì dịch Covid-19, hôm 27/4, thầy trò HLV Nguyễn Trung Kiên tập trung trở lại tập luyện.
Lực lượng của Phù Đồng FC cũng được bổ sung nhiều gương mặt vừa chơi tại V-League như Phạm Văn Quý (Nam Định) hay Phạm Văn Thuận (Bình Dương). HLV Nguyễn Trung Kiên tự tin, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, Phù Đổng FC chắc chắn đá tốt ở mùa giải hạng Nhì 2020.
Ngoài ra, dù thành tích còn trồi sụt, nhưng Phù Đồng FC là 1 đội bóng có nguồn tài chính ổn định bậc nhất Việt Nam. Hiện đội bóng hàng xóm của ĐKVĐ V-League Hà Nội FC tiếp tục được bảo trợ bởi ông lớn đến từ Nhật Bản Mitshubishi.
![]() |
Hàng xóm của ĐKVĐ V-League sẽ đá trận mở màn vào ngày 10/7 |
Nằm ở bảng A cùng CLB Phú Thọ, PVF, Nam Định B, Lâm Đồng, Kon Tum và Trẻ Đà Nẵng. Đối thủ cạnh tranh chính của Phù Đổng là CLB Phú Thọ, đội bóng do U21 Hà Nội chuyển giao và được cựu Quả bóng vàng Dương Hồng Sơn dẫn dắt.
Giải hạng Nhì 2020 sẽ khởi tranh vào đầu tháng 7. CLB Phù Đổng sẽ tiếp đón Nam Định B trên sân nhà ngày 10/7 trong trận mở màn.
HK
" alt=""/>HLV Nguyễn Trung Kiên quyết đưa Phù Đổng FC về hạng NhấtKết quả này dựa trên việc đánh giá công tác tuyển sinh trong 6 năm học từ 2013-2014 đến 2018-2019 tại 4 trong số 9 cơ sở của Đại học California (UC) gồm: UC Los Angeles, UC Berkeley, UC San Diego và UC Santa Barbara.
Ít nhất 64 sinh viên “con nhà giàu” đã được “ưu ái” nhập học vào hệ thống Đại học California (Mỹ).
Các kiểm toán viên đã phát hiện ra, ít nhất 22 sinh viên đã được nhận vào học dựa trên danh nghĩa là “tài năng thể thao”, nhưng thực tế những sinh viên này được tuyển vì “gia đình có những khoản đóng góp thông qua các mối quan hệ với trường”. Họ rất ít hoặc không có kỹ năng thể thao gì.
Trong số này có 13 người học ở UC Berkeley, 4 người ở UC Los Angeles, 4 người ở UC Santa Barbara và 1 người ở UC San Diego.
Ngoài ra, báo cáo cũng cho thấy 42 sinh viên khác là con của nhân viên hoặc nhà tài trợ. Những người này đã khiến nhiều người khác dù đủ tiêu chuẩn vẫn bị Đại học California từ chối.
Có một trường hợp là con của một nhà tài trợ lớn đã nộp đơn vào UC Berkeley nhưng bị từ chối. Thế nhưng, ứng viên này sau đó lại nhận được thông báo trúng tuyển nhờ vào việc một lãnh đạo đã liên hệ với huấn luyện viên thể thao, đánh giá sinh viên này “rất có triển vọng”.
Trong khi thực tế, ứng viên này chỉ chơi môn thể thao đó duy nhất một năm ở trường trung học. Sau khi nhập học, gia đình của ứng viên đã quyên góp vài nghìn USD cho trường.
Báo cáo cũng cho biết: “Ứng viên này chưa bao giờ thi đấu với đội và các huấn luyện viên đã loại người đó ra khỏi đội sau khi mùa giải kết thúc”.
Một huấn luyện viên của Đại học California tại Los Angeles cũng đã thừa nhận giúp đỡ một sinh viên từng bị trường đánh dấu “Từ chối”.
Kiểm toán viên Elaine Howle cho biết, những phát hiện này đã chỉ ra sai phạm đáng kể trong quá trình tuyển sinh của Đại học California. Phần lớn trong số 64 sinh viên được “ưu ái” là người da trắng và một nửa trong số đó sống trong gia đình có thu nhập hàng năm từ 150.000 USD trở lên.
“Những kết quả điều tra trên đều dựa vào các bằng chứng xác thực, chẳng hạn như thông báo qua email cho thấy một sinh viên bị từ chối nhập học, nhưng sau đó lại được xem xét lại và được chấp nhận sau khi được một huấn luyện viên thể thao đề xuất với lời hứa gia đình sẽ quyên góp một khoản nhất định”, cô Elaine Howle cho hay.
Chủ tịch Đại học California Michael V. Drake, người mới tiếp nhận công việc vào tháng 7, cho biết đã xem xét các kết luận và “sẽ làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn việc nhập học không phù hợp”.
“Chúng tôi sẽ nhanh chóng giải quyết các vấn đề mà cơ quan kiểm toán nêu ra. Những cá nhân tham gia sẽ bị kỷ luật thích đáng”, ông Drake nói.
Cuộc kiểm toán này diễn ra sau vụ bê bối gian lận thi cử gây rúng động tại Mỹ năm 2019. Vụ bê bối liên quan đến ít nhất 8 trường ĐH danh tiếng Mỹ (trong đó có Đại học California) đã làm sáng tỏ những góc khuất tăm tối trong công tác tuyển sinh đại học tại nước này và cách những người giàu có, nổi tiếng lợi dụng để cho con cái vào các trường danh tiếng với điểm thi gian lận hoặc chứng chỉ thể thao giả.
Kiểm toán viên Elaine Howle cho rằng, chính những người làm công tác xét duyệt tại Đại học California đã không giám sát đầy đủ trong quá trình xem xét đơn đăng ký. Điều này dẫn đến những đánh giá không nhất quán và ảnh hưởng đến cơ hội trúng tuyển của nhiều ứng viên.
Cô cũng khuyến nghị rằng, các trường đại học cần phải xác minh tài năng thể thao và xem xét hồ sơ ứng viên kỹ càng trước khi xác định đó là các sinh viên có triển vọng.
Trường Giang(Theo NBC News)
Quyên góp từ thiện, hồ sơ khám bệnh giả và những tấm ảnh giả là cách để đường dây chạy suất vào đại học có phí đến hàng triệu USD hoạt động ở Mỹ.
" alt=""/>Hơn 60 sinh viên nhà giàu ‘chạy’ vào đại học danh tiếng Mỹ